Đối với Tương Lai Xanh, rác thải nhựa được xem là nguồn tài nguyên quý giá

Việc tái chế rác thải sẽ làm giảm đi lượng rác thải tại các bãi rác. Từ đó hạn chế lượng thải các chất độc tố ra môi trường bên ngoài. Tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, môi trường đất, nước sẽ được cải thiện theo chiều hướng tốt.

Biến rác thải nhựa thành vật liệu xây dựng phục vụ cho cuộc sống của cộng đồng, xã hội là hành động rất ý nghĩa

1

Thanh Hoá

Với 102km đường bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000km2, Thanh Hóa từ lâu đã trở thành điểm sáng của ngành du lịch nội địa. Tuy nhiên, những năm gần đây, người dân tại các xã ven biển của tỉnh Thanh Hóa luôn phải chịu đựng cảnh những bãi biển chất đống rác thải nhựa, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Lượng rác thải nhựa này có chiều hướng gia tăng theo sự phát triển của các hoạt động kinh tế, sản xuất và du lịch trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm
2

Nghệ An

Vùng biển Hải Phòng có diện tích khoảng 4.000 km2, gấp 2,6 lần diện tích đất đai của thành phố, chiếm 5,4% diện tích vịnh Bắc Bộ. Hải Phòng nằm ở ven bờ Tây Bắc vịnh Bắc Bộ có đường bờ biển dài khoảng 125 km, có 6 cửa sông chính đổ ra biển. Với 8/15 quận, huyện tiếp giáp với biển và 2 huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ, tài nguyên du lịch biển tập trung chủ yếu ở Cát Bà, Đồ Sơn, một phần tại Bạch Long Vĩ. Có hơn 400 đảo, tập trung ở quần đảo Cát Bà (367 đảo) với diện tích 334,1 km2, trong đó đảo đá vôi Cát Bà là một trong ba đảo lớn nhất ở nước ta và là đảo đá vôi lớn duy nhất.
Xem thêm
3

Nam Định

Với 72km đường bờ biển, tỉnh Nam Định tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng thuỷ, hải sản và phát triển dịch vụ du lịch. Các khu du lịch Thịnh Long, huyện Hải Hậu và khu du lịch Quất Lâm, huyện Giao Thuỷ là những địa điểm hút khách của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Nam Định có 4 con sông lớn đổ ra biển là sông Hồng, sông Sò, sông Ninh Cơ và sông Đáy.
Xem thêm
Chung tay vì một đại dương không rác thải nhựa